Pages

Tập Cận Bình ra lệnh tăng tốc phát triển vũ khí

Ông Tập cho biết các vũ khí mới phải "sáng tạo, thiết thực và cấp tiến để đáp ứng yêu cầu thực chiến và lấp những điểm yếu đang tồn tại trong trang thiết bị của Trung Quốc".

Tập Cận Bình ra lệnh tăng tốc phát triển vũ khí.

"Các sĩ quan quân đội ở mọi cấp bậc cần là người đi đầu và dùng thực chiến để hướng dẫn binh sĩ tăng khả năng sử dụng vũ khí của họ", ông Tập nói.

Trung Quốc đang phát triển công nghệ chiến đấu cơ tàng hình cùng tên lửa chống vệ tinh. Nước này có một tàu sân bay đang hoạt động và muốn đóng thêm ba tàu nữa. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong năm nay dự kiến tăng thêm 12,2%, lên 808,2 tỷ nhân dân tệ (131,3 tỷ USD). Tuy nhiên, chính phủ nhiều nước cùng giới phân tích cho rằng con số này không thể hiện mức chi thực sự của Bắc Kinh.

Lực lượng vũ trang Trung Quốc, được cho là có quy mô lớn nhất thế giới, hồi đầu năm đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ những quan chức đương chức và đã về hưu. Những người này hoài nghi về khả năng một đội quân đã mục nát có thể chiến thắng trong chiến tranh.

Chủ tịch Tập kể từ khi lên nắm quyền đã thực hiện cải cách trong quân đội Trung Quốc và thực hiện chiến dịch chống tham nhũng trong lực lượng này. Truyền thông Trung Quốc tháng 10 đưa tin Từ Tài Hậu, nguyên phó chủ tịch quân ủy trung ương, đã thừa nhận từng nhận những khoản tiền hối lộ khổng lồ để mua quan bán chức trong quân đội. Ông Từ bị khai trừ khỏi đảng và tước bỏ chức vụ trong quân đội.

Cần tìm cách hợp pháp hóa Uber

Tại cuộc họp Bộ Giao thông Vận tải sáng 2/12, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, taxi Uber là loại hình kinh doanh có giá thấp hơn so với taxi thông thường, người dân thấy lợi nhờ sử dụng dịch vụ này. Trên thế giới đã có nhiều nước ứng dụng rồi thì Việt Nam cũng cần triển khai.

"Nếu loại hình kinh doanh bằng phần mềm Uber chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn, mình có trách nhiệm bổ sung để hợp pháp hoá. Phải làm sao để thuận cho quản lý nhưng tiện lợi cho người dân", Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo.

thanh-tra-9581-1417172343-7591-141751039

Thanh tra giao thông xử phạt taxi Uber. Ảnh: Hữu Công.

Bộ trưởng Thăng cũng nhấn mạnh, quản lý nhà nước bằng pháp luật, bằng thể chế chính sách để thúc đẩy kinh tế phát triển. Các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông Vận tải phải hướng đến năng suất cao hơn, chất lượng hơn, đem lại sự hài lòng hơn cho người dân và doanh nghiệp, giảm chi phí quốc gia.

"Thể chế chính sách phải thật đơn giản, bỏ ngay tư tưởng không quản được thì cấm", ông Thăng nói.

Hiện các quy định về hoạt động của taxi Uber chưa có, được coi là "trái luật" nên một số xe Uber tại TP HCM đã bị thanh tra giao thông xử phạt theo nghị định số 171 vì hành vi kinh doanh vận tải bằng ôtô mà không đăng ký kinh doanh vận tải. Mức phạt cá nhân từ 3 đến 4 triệu đồng còn tổ chức từ 6 đến 8 triệu đồng.

Trao đổi với báo chí ngày 1/12, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, loại hình taxi Uber có rẻ hơn đôi chút so với taxi thông thường, tuy nhiên hoạt động vận tải trực tiếp thu tiền của người đi xe không thông qua đơn vị kinh doanh vận tải như trên là trái với Luật Giao thông đường bộ và Nghị định kinh doanh vận tải bằng ôtô.

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải cần nghiên cứu các quy định về hoạt động taxi Uber bởi nhiều nước trên thế giới đã triển khai dịch vụ này. Bộ Giao thông có thể đưa ra quy định yêu cầu các doanh nghiệp và các xe Uber đăng ký hoạt động, đóng thuế và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Ông Thanh cũng cho rằng, hiện nay, mặt trái của taxi Uber là khách hàng không có quyền lợi khi taxi gặp tai nạn giao thông vì các xe này không có bảo hiểm cho khách hàng.