Pages

Ngư dân Trung Quốc đánh bắt trộm nhiều nhất ở Biển Đông


Vào lúc Bắc Kinh tung một đoàn tàu cá hùng hậu xuống vùng biển Trường Sa, một số quan chức Philippines đã tiết lộ rằng ngư dân Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người thường đến đánh cá trộm tại Philippines và bị bắt giữ.


Philippines phản đối TQ đưa tàu chiến ra Biển Đông

 ( @ nguontinviet.com ) Trước việc một tàu chiến và các tàu khác của Trung Quốc tiếp cận một bãi ngầm do Philippines quản lý ở Biển Đông, Manila đã lên tiếng phản đối, coi đó là sự hiện diện "trái phép".


Trung Quốc, Philippines, Biển Đông, tàu chiến, Scarborough, hải giám, Ayungin
Tàu tuần tra của lực lượng phòng vệ bờ biển Philippines. Ảnh: channelnewsasia

Vụ việc mới nhất xảy ra đã làm gia tăng tranh chấp giữa hai nước về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. "Chúng tôi đã gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila thể hiện sự phản đối trước việc các tàu chính phủ Trung Quốc khiêu khích và hiện diện xung quanh bãi ngầm Ayungin", người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hôm qua nói.

Theo ông Hernandez, có ba tàu - một tàu chiến và hai tàu hải giám Trung Quốc vẫn ở gần khu vực bãi ngầm có tên quốc tế là bãi Second Thomas. Công hàm phản đối của Philippines được gửi đi từ hôm 10/5 nhưng phía Trung Quốc không có phản ứng gì

Cũng kể từ ngày 10/5, Bộ Chỉ huy miền Tây (Wescom) Philippines đã bắt đầu giám sát sự hiện diện của các tàu Trung Quốc gần bãi ngầm Ayungin.

Trước đó, tờ Inquirer Global Nation dẫn các nguồn tin quân sự giấu tên cho biết, tàu Trung Quốc được xác định là "tàu hải giám" đang thả neo cách bãi ngầm Ayungin khoảng 6 hải lý về phía Tây. Người phát ngôn Wescom, đại úy Cherry Tindog xác nhận đơn vị này đã nhận được thông tin về tàu Trung Quốc song từ chối cho biết thêm chi tiết về vụ xâm nhập này.

Bãi ngầm Ayungin nằm trong 6 đảo mà quân đội Philippines hiện đồn trú và tuyên bố là một phần của khu vực hành chính Kalayaan.

Bất chấp sự chồng lấn chủ quyền với nhiều nước khác, Trung Quốc vẫn đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông - vùng biển được tin là giàu trữ lượng dầu khí cũng như có các bãi cá phong phú, những tuyến vận chuyển quan trọng với thương mại toàn cầu.

Năm ngoái, Trung Quốc cũng đã chiếm đóng bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Chính quyền Manila đã quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế vì vụ việc này. Mới đây, Manila tuyên bố đầu tư 1,8 tỉ USD để tăng cường sức mạnh quân đội. Tổng thống Benigno Aquino khẳng định, Philippines muốn bảo vệ lãnh hải trước “những kẻ bắt nạt”. Ông cam kết sẽ tăng cường đầu tư cho hải quân để bảo vệ đất nước.

Thái An(theo channelnewsasia)



32 tàu cá TQ ngang nhiên xâm phạm Trường Sa


Vào lúc 16h45 (giờ địa phương) ngày 13/5, tàu cung cấp hậu cần F8138 trong số 32 chiếc của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã đến địa điểm đánh cá đầu tiên thuộc vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

>> Nguồn tin
Tàu cá Trung Quốc. Ảnh: China Daily 

Mạng Hải Nam thông báo tin trên và cho biết số tàu còn lại cũng sẽ lần lượt đến đây trong thời gian sau đó.

Đến 17h20 cùng ngày, tàu cung cấp hậu cần F8138 đã thả neo tại 6 độ 01 phút vĩ Bắc, 108 độ 48 phút kinh Đông.

Như vậy, sau khi di chuyển trong vòng 8 ngày (mất khoảng 173 giờ), với hơn 860 hải lý, đội tàu cá 32 chiếc của tỉnh Hải Nam đã đến địa điểm đánh cá này.

Ngày 9/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 6/5, Trung Quốc cử đoàn 32 tàu cá đi đánh bắt ở khu vực quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

"Mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan.
"Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam," ông Nghị nhắc lại.

Theo giới thiệu của thuyền trưởng tàu tiếp tế hậu cần F8138 Trần Nhật Hải, tàu tiếp tế hậu cần tự mang theo 12 tàu đánh cá nhỏ, trong đó tối 13/5 đưa 4 tàu vào đánh bắt ngay; sáng sớm hôm sau sẽ tiếp tục đưa vào sử dụng thêm 3 tàu nữa.

Được biết, tàu tiếp tế hậu cần thả neo ở vùng biển sâu khoảng 100m, các tàu đánh cá đi theo sẽ nhận vật tư như thực phẩm, nước ngọt, đợi sau khi kết thúc công tác chuẩn bị mới bắt đầu triển khai hoạt động đánh bắt. Phạm vi hoạt động của các tàu cá sẽ không vượt quá bán kính 20 hải lý lấy tàu tiếp tế hậu cần làm trung tâm.

Theo Vietnam+
Đăng ký: Bản tin Thời Sự